Gà bị ốm trong: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị

Gà bị ốm trong là một căn bệnh phổ biến khiến gà không thể sinh hoạt hay phát triển như bình thường. Đặc biệt vì mắc phải căn bệnh này khiến gà có thể chất lẫn vóc dáng thay đổi rõ rệt. Nếu không chữa trị kịp thời và để bệnh trở nặng, khả năng mất đi một con gà quý là rất cao. Chính vì thế hãy để đá gà trực tiếp Daga2.tv giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách chữa trị căn bệnh thường gặp ở gà này nhé!

Gà bị ốm trong là bệnh gì?

Gà bị ốm trong là tình trạng bệnh lý xảy ra bên trong cơ thể, không dễ dàng biểu hiện ra bên ngoài của con gà. Do đó, việc nhận biết gà ốm trong có thể gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, có một số dấu hiệu chung mà bạn có thể quan sát để phát hiện sớm tình trạng này như gà có vẻ mệt mỏi, lờ đờ, uể oải; Lông gà xơ xác, không có sự bóng mượt; Mắt gà có thể đỏ hoặc chảy nước mắt; Mào gà nhợt nhạt, không có màu đỏ tươi như bình thường.

Khi mắc bệnh mặc dù chế độ ăn uống đầy đủ nhưng gà vẫn không thể tăng cân, luôn trong trạng thái gầy gò và thiếu sức sống. Xương gà có thể bị nhô ra, dễ dàng nhìn thấy. Ngoài ra gà có thể đi lại khó khăn, lảo đảo hoặc thậm chí không thể đứng vững. Những con mắc bệnh đa số bị tiêu chảy hoặc phân có màu bất thường. Tình trạng ho, khò khè hoặc khó thở cũng xảy ra khi gà ốm trong.

Gà bị ốm trong là mang bệnh gì?

Gà bị ốm trong là mang bệnh gì?

Nguyên nhân chủ yếu khiến gà bị ốm trong

Gà ốm trong là một tình trạng gà gặp các vấn đề sức khỏe bên trong mà không dễ dàng biểu hiện ra bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến gà ốm trong:

Bệnh tiêu hóa

Các bệnh này khiến gà không hấp thụ được thức ăn, dẫn đến chậm lớn và suy dinh dưỡng. Cho dù gà có ăn thức ăn ngon, bổ dưỡng cũng không thể phát triển tốt.

Một số bệnh tiêu hóa thường gặp ở gà bao gồm: phân xanh, phân trắng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Người nuôi có thể nhận biết gà bị bệnh tiêu hóa bằng cách theo dõi lượng thức ăn gà ăn vào và so sánh với tốc độ phát triển của gà.

Nhiễm giun sán

Gà bị nhiễm quá nhiều giun sán sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phát triển. Giun sán tranh chấp và hấp thụ hết chất dinh dưỡng trong thức ăn của gà, khiến gà mệt mỏi, uể oải, biếng ăn và chậm lớn.

Việc phát hiện gà bị nhiễm giun sán tương đối dễ dàng, bạn có thể quan sát các triệu chứng như: phân gà có lẫn giun sán, gà gầy yếu, xơ xác,…

Do trận chiến

Sau mỗi trận chiến, gà thường bị ốm trong một thời gian. Những vết thương bên trong cơ thể gà khó phát hiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Các vết thương này có thể liên quan đến nội tạng, khung xương của gà. Do đó, gà cần thời gian để phục hồi sau mỗi trận chiến.

Vần vò, om gà sai cách

Một số trường hợp gà bị ốm trong do chủ nhân chưa có kinh nghiệm vần gà, vào nghệ hoặc ra nghệ cho gà. Việc vần vò, om gà không đúng cách có thể khiến gà bị ảnh hưởng, bị chột, không phát triển được.

Ngoài ra, gà chưa đủ tuổi nhưng đã đem đi vần vò, om bóp cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. Những nguyên nhân này thường xảy ra với những người mới chơi gà, ít kinh nghiệm.

Nguyên nhân chủ yếu khiến gà bị ốm trong

Nguyên nhân chủ yếu khiến gà bị ốm trong

Cách chữa trị khi gà đá bị ốm trong

Một khi biết được nguyên nhân gà bị ốm trong bạn cũng sẽ biết cách chữa trị hơn. Dưới đây là một số giải pháp điều trị căn bệnh phổ biến này ở gà mà bạn nên biết:

Tẩy giun cho gà

Tẩy giun định kỳ cho gà ở mọi độ tuổi là việc làm cần thiết để loại bỏ giun sán và trứng giun. Không những vậy nó còn giúp gà hấp thụ thức ăn tốt hơn và hạn chế các bệnh truyền nhiễm do giun sán.

Xử lý các bệnh về tiêu hóa

Người nuôi nên quan sát phân gà để xác định tình trạng tiêu hóa (phân xanh, phân trắng, ăn không tiêu). Sau đó bạn hãy sử dụng thuốc phù hợp để điều trị các bệnh tiêu hóa. Cụ thể:

  • Gà phân xanh, phân trắng: Mua thuốc tại hiệu thuốc thú y.
  • Gà ăn không tiêu: Cho chúng ăn tỏi.

Thay đổi chế độ thức ăn

Người nuôi gà nên bổ sung thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng như thịt bò, lươn, trạch,… Không những vậy việc ngâm thóc mầm để tăng cường dưỡng chất cho gà. Ngoài ra bạn cũng nên cho gà ăn thêm rau xanh như cà chua, cà rốt, bí đỏ, giá đỗ, xà lách.

Hạn chế tập luyện

Một khi gà mắc bệnh ốm trong tốt nhất bạn nên cho chúng nghỉ ngơi và tập luyện nhẹ nhàng. Việc phơi nắng cho gà vào đầu giờ sáng hoặc trưa cũng là cách tốt để chúng hấp thu vitamin D và canxi. Tuy nhiên khi làm việc này bạn không nên phơi gà trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.

Cách chữa trị khi gà bị ốm trong

Cách chữa trị khi gà bị ốm trong

Sử dụng thuốc trợ lực của Thái Lan

Việc sử dụng các loại thuốc trợ lực từ Thái Lan như enervon C và boganic là một cách tốt để giúp gà khỏe mạnh và phục hồi từ bên trong. Khi sử dụng bạn nên cho gà uống mỗi loại thuốc 1 viên mỗi ngày, duy trì trong 7 – 10 ngày.

Lưu ý bạn cũng có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc bổ chuyên dụng khác như Catosal hoặc các loại thuốc cho gà đá để tăng hiệu quả cải thiện bệnh.

Lời kết

Mong rằng qua bài viết bạn có thể hiểu hơn nguyên nhân và cách điều trị khi gà bị ốm trong. Ngoài ra mong rằng bạn cũng sẽ đón đọc những bài viết hay ho khác đến từ Daga2.tv trong thời gian tới.

>>> Xem thêm: Chữa mốc gà chọi – Mẹo hiệu quả tại gia cho kê thủ

Thông tin về Dương Minh Tuyền
Tôi là Dương Minh Tuyền - Nhà sáng lập trang đá gà trực tiếp Daga2.tv - Website được tạo ra với mong muốn phát sóng trực tiếp những trận gà đỉnh cao đến với người hâm mộ tại Việt Nam. Bên cạnh đó chúng tôi cũng chia sẻ những kiến thức đá gà và tin tức mới nhất giúp độc giả nắm bắt được thông tin nhanh chóng.