Chữa mốc gà chọi – Mẹo hiệu quả tại gia cho kê thủ

Gà chọi thường được anh em sư kê nuôi với mục đích thi đấu. Tuy nhiên, khi bạn không chăm sóc chúng kỹ lưỡng, bệnh mốc sẽ xuất hiện và ảnh hưởng nặng nề đến quá trình ra trận. Vậy anh em đã biết cách để chữa mốc gà chọi hiệu quả chưa? Nếu chưa, hãy cùng đá gà trực tiếp daga2.tv tìm kiếm câu trả lời tại chuyên mục dưới đây nhé!

Tìm hiểu về bệnh mốc ở gà chọi

Tìm hiểu về bệnh mốc ở gà chọi

Tìm hiểu về bệnh mốc ở gà chọi

Trước khi đi vào cách chữa mốc gà chọi, anh em hãy cùng tìm hiểu sơ qua về căn bệnh này nhé. Mốc gà (mốc trắng, nấm, lác, mào trắng) là căn bệnh phổ biến thường gặp ở gà chọi do nấm Trichophyton Gallinae gây ra. Bệnh thường bắt đầu từ những nốt sần sùi nhỏ trên da (nốt lác đồng tiền), sau đó lan rộng dần thành mảng lớn.

Khi nấm Trichophyton Gallinae xâm nhập vào cơ thể gà, loại ký sinh này sẽ phát triển và hình thành các ổ mốc trắng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những ổ mốc này có kích thước từ vài milimet đến vài centimet, màu trắng hoặc hơi vàng, xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như mỏ, da, đầu, thậm chí là trong thanh quản, phổi, nội tạng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mốc ở gà chọi

Gà chọi khi bị nhiễm nấm Trichophyton Gallinae sẽ rất dễ dàng nhìn thấy để chẩn đoán bệnh. Khi anh em thấy chú gà cưng nhà mình có các dấu hiệu sau, hãy nhanh chóng tìm cách chữa mốc gà chọi để tránh tình trạng trở nặng nhé:

  • Gà chọi ngứa ngáy, thường xuyên mổ, rỉa các vùng da như ngực, lông, cánh,…
  • Các vùng da như đầu, mào, cổ, da,… xuất hiện vảy nhỏ màu trắng sần sùi, khi cạy sẽ dễ dàng bong ra.
  • Trong trường hợp gà nhiễm nấm nặng, vảy trắng sẽ dần phủ với mật độ dày hơn, tạo thành những đám nấm lớn. Lúc này, chiến kê sẽ cực kỳ ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là bỏ ăn, ảnh hưởng đáng kể đến quá trình chiến đấu.
Dấu hiệu nhận biết bệnh mốc ở gà chọi

Dấu hiệu nhận biết bệnh mốc ở gà chọi

Nguyên nhân gây ra mốc gà chọi đến từ đâu?

Để có thể tìm ra cách chữa mốc gà chọi hiệu quả, anh em cần phải xác định được cụ thể nguyên nhân gây ra bệnh. Những nguyên do gây nấm trắng ở gà phổ biến thường thấy nhất có thể kể đến như:

    • Môi trường nuôi gà chọi ẩm ướt, bẩn thỉu: Chuồng nuôi gà chọi ẩm ướt, thiếu sáng, không thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Trichophyton Gallinae phát triển, gây ra bệnh mốc ở gà.
    • Thức ăn cho gà bị nấm mốc: Gà ăn thức ăn bị nấm mốc ký sinh sẽ hít phải bào tử nấm Trichophyton Gallinae gây bệnh ở bên trong cơ thể.
    • Vết thương trên da: Bất kỳ tổn thương nào trên da gà chọi đều có thể tạo ra điều kiện xâm nhập cho nấm nếu chủ nhân không kịp thời vệ sinh sạch sẽ.
    • Lây lan từ con khác trong bầy: Nếu anh em nuôi nhốt gà bị mốc chung với bầy, nấm Trichophyton Gallinae sẽ lây lan và bám ký sinh lên cơ thể những con khác, gây ra mốc gà hàng loạt.
  • Vệ sinh cho gà chọi sơ sài: Anh em thường xuyên cắt tỉa lông cho gà mà không om bóp, tắm rửa sạch sẽ thì nấm Trichophyton Gallinae sẽ phát triển, bám trực tiếp lên da gà và gây mốc trắng.

Kinh nghiệm chữa mốc gà chọi hiệu quả tại nhà từ chuyên gia

Kinh nghiệm chữa mốc gà chọi hiệu quả tại nhà từ chuyên gia

Kinh nghiệm chữa mốc gà chọi hiệu quả tại nhà từ chuyên gia

Mốc trắng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của gà chọi, mà còn có thể gây tử vong nếu bệnh quá nặng. Ngoài ra, khi anh em không kiểm soát bệnh tốt, nấm cũng có thể lây lan sang các con khác trong chuồng. Vì vậy, để chữa mốc gà chọi hiệu quả, anh em hãy tham khảo ngay một số phương pháp sau đây:

Các bài thuốc dân gian chữa mốc gà chọi

Anh em dùng những nguyên liệu sau đây ngâm trong bình thủy tinh, đậy kín 1 tháng:

  • Rượu (độ cồn 40).
  • Nghệ vàng.
  • Quả măng cụt.
  • Quế vị.

Sau khi hỗn hợp được ngâm đủ thời gian và ra nước, anh em sẽ dùng nước này để om bóp cho gà. Riêng những vùng da như đầu, cổ, mào, vùng có mảng nấm thì anh em dùng khăn thấm thuốc để lau cho kỹ hơn. Anh em om bóp như vậy trong một tuần liên tục, làm mỗi ngày một lần vào buổi sáng sớm thì gà sẽ chữa mốc gà chọi thành công. Anh em cũng có thể sử dụng rượu 40 độ ngâm với rễ cây Bạch Hạc trong 3 tuần, sau đó om gà 2 – 3 lần/ ngày trong 1 tuần liên tục để gà hết bệnh.

Những mẹo dân gian này không chỉ có tác dụng chữa mốc gà chọi, mà còn có tác dụng diệt khuẩn, bảo vệ gà chiến khỏi sự tấn công của ký sinh trùng khác. Nếu anh em muốn rút ngắn thời gian trị bệnh lại thì có thể kết hợp om bóp thêm cho gà bằng nghệ, chè, ngải cứu xay lấy nước.

Chữa mốc gà chọi bằng thuốc tây

Cách chữa mốc gà chọi bằng thuốc tây sẽ giành cho anh em nào không có thời gian ngâm rượu, cần trị bệnh cho gà cưng gấp. Bạn ra hiệu thuốc và tìm thuốc trị mốc xanh, mốc đỏ, mốc trắng cho gà chọi, sau đó bôi lên các vùng bị nấm 1 – 2 ngày. Cách này tuy đem lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng sẽ không đem lại hiệu quả kháng khuẩn như những bài thuốc dân gian.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cách chữa mốc gà chọi hiệu quả tại gia. Việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho gà chọi sẽ giúp chiến kê luôn khỏe mạnh, không bệnh tật, đem lại hiệu suất chiến đấu cao nhất. Vì vậy, anh em hãy luôn quan tâm, để ý đến chú gà cưng của mình trong quá trình nuôi dưỡng nhé!

>>> Xem thêm: Cách chữa gà bị khò khè đơn giản, hiệu quả kê thủ nên thử

Thông tin về Dương Minh Tuyền
Tôi là Dương Minh Tuyền - Nhà sáng lập trang đá gà trực tiếp Daga2.tv - Website được tạo ra với mong muốn phát sóng trực tiếp những trận gà đỉnh cao đến với người hâm mộ tại Việt Nam. Bên cạnh đó chúng tôi cũng chia sẻ những kiến thức đá gà và tin tức mới nhất giúp độc giả nắm bắt được thông tin nhanh chóng.